Adidas nổi tiếng với nhãn hiệu three-stripe mark (nhãn hiệu 3 sọc của mình). Thông qua các chiến dịch quảng bá truyền thông, Adidas đã phát triển nhãn hiệu này với mức đầu tư cực lớn như việc tài trợ cho các đội bóng lớn. Người tiêu dùng đã nhận biết và phân biệt sản phẩm có nhãn hiệu 3 sọc của Adidas với các nhãn hiệu khác.
Khi FC Barcelona nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu 7 sọc cho các sản phẩm thiết bị thể thao, giày dép, mũ nón, hàng hóa khác thì Adidas đã nộp đơn phản đối. Adidas yêu cầu Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ không cấp giấy chứng nhận cho nhãn hiệu 7 sọc của FC Barcelona với lý do có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Theo ông lớn của Đức, nhãn hiệu 3 sọc của họ được biết đến, nổi tiếng nhiều năm. Người tiêu dùng, người hâm mộ, cầu thủ đều biết đến. Nhãn hiệu 7 sọc của FC Barcelona tương đối giống nhãn hiệu 3 sọc của Adidas nên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng hàng hóa nhãn hiệu 7 sọc có liên kết hoặc được chấp thuận, tài trợ bởi Adidas.
Như vậy, đây là hành vi vi phạm nhãn hiệu, nếu FC Barcelona được chấp nhận nhãn hiệu 7 sọc thì nhãn hiệu 3 sọc của Adidas có nguy cơ bị nhầm lẫn, khiến nhãn hiệu 3 sọc bị giảm khả năng nhận biết.
Đây là một trong những câu chuyện về nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Cần thận trọng trong việc việc lựa chọn, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình tránh bị tranh cãi, khởi kiện.
Thursday, November 23, 2017
Bàn về khái niệm “nhãn hiệu”
Khái niệm nhãn hiệu-Trade mark là khái niệm quen thuộc từ lâu. Nhãn hiệu theo định nghĩa của WIPO-tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới chỉ những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng nhóm, cùng loại, tương tự của 2 hoặc nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã có ý thức về nhãn hiệu. Cụ thể, những người thợ thủ công đã tạo ra những ký hiệu riêng trên đồ trang sức, đồ gốm để phân biệt hàng hóa của mình và của người khác cũng như thuận tiện hơn khi trao đổi buôn bán sản phẩm. Nhãn hiệu ngày nay là dấu hiệu, công cụ giúp người bán thể hiện nét riêng của sản phẩm của mình. Người mua cũng dựa vào nhãn hiệu để phân biệt giữa hàng hóa của cơ sở này với cơ sở khác, mua bán thuận tiện hơn.
Nhãn hiệu từ đó làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Nửa cuối thế kỷ 18 Hoa Kỳ đã có các quy định đầu tiên về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu. Năm 1875 Luật Nhãn hiệu của Pháp có hiệu lực, năm 1862 Luật Nhãn hiệu của Anh có hiệu lực. Việt Nam cũng có Luật Sở hữu trí tuệ chấp nhận bảo hộ các nhãn hiệu dạng truyền thống như chữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc…
Một doanh nghiệp có thể đăng ký, sử dụng 1 hoặc nhiều nhãn hiệu, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định.
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã có ý thức về nhãn hiệu. Cụ thể, những người thợ thủ công đã tạo ra những ký hiệu riêng trên đồ trang sức, đồ gốm để phân biệt hàng hóa của mình và của người khác cũng như thuận tiện hơn khi trao đổi buôn bán sản phẩm. Nhãn hiệu ngày nay là dấu hiệu, công cụ giúp người bán thể hiện nét riêng của sản phẩm của mình. Người mua cũng dựa vào nhãn hiệu để phân biệt giữa hàng hóa của cơ sở này với cơ sở khác, mua bán thuận tiện hơn.
Nhãn hiệu từ đó làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Nửa cuối thế kỷ 18 Hoa Kỳ đã có các quy định đầu tiên về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu. Năm 1875 Luật Nhãn hiệu của Pháp có hiệu lực, năm 1862 Luật Nhãn hiệu của Anh có hiệu lực. Việt Nam cũng có Luật Sở hữu trí tuệ chấp nhận bảo hộ các nhãn hiệu dạng truyền thống như chữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc…
Một doanh nghiệp có thể đăng ký, sử dụng 1 hoặc nhiều nhãn hiệu, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định.
Subscribe to:
Posts (Atom)